24-3-2010, đúng 84 năm ngày giỗ của nhà yêu nước - nhà văn hóa Phan Châu Trinh, Lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009 đã được tổ chức long trọng tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (cháu ngoại cụ Phan) nói: “Mong rằng Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh sẽ góp phần canh tân văn hóa nước nhà”.
Ngày 24-3-2010, đúng 84 năm ngày giỗ của nhà yêu nước - nhà văn hóa Phan Châu Trinh, Lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009 đã được tổ chức long trọng tại Hà Nội. Năm nay, Giải thưởng Giáo dục được trao cho người chủ trương thực hiện một nền giáo dục khác, với một triết lý giáo dục khác nên nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn. Đây cũng chính là giải thưởng được nhiều nhà báo “quan tâm” và đặt nhiều câu hỏi thắc mắc tới BTC nhất.

24-3-2010, đúng 84 năm ngày giỗ của nhà yêu nước - nhà văn hóa Phan Châu Trinh, Lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009 đã được tổ chức long trọng tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (cháu ngoại cụ Phan) nói: “Mong rằng Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh sẽ góp phần canh tân văn hóa nước nhà”.

Ngày 24-3-2010, đúng 84 năm ngày giỗ của nhà yêu nước - nhà văn hóa Phan Châu Trinh, Lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2009 đã được tổ chức long trọng tại Hà Nội. Năm nay, Giải thưởng Giáo dục được trao cho người chủ trương thực hiện một nền giáo dục khác, với một triết lý giáo dục khác nên nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn. Đây cũng chính là giải thưởng được nhiều nhà báo “quan tâm” và đặt nhiều câu hỏi thắc mắc tới BTC nhất.

Bà Nguyễn Thị Bình nguyên Phó Chủ tịch nước - Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
 trao tặng giải thưởng cho các tác giả đoạt giải (Ảnh: HOÀNG LONG)

Lần đầu có giải thưởng dành cho Giáo dục

Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh (VH PCT) đã bước vào tuổi lên 3, nhưng đây là lần đầu tiên, Quỹ có giải thưởng dành cho Giáo dục. Thay mặt những người tổ chức, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ VH PCT Nguyên Ngọc đã xin nhận lỗi về sự chậm trễ này. Sự nhận lỗi này càng trở nên “kịch tính” khi người dẫn chương trình quên mời GS. Hồ Ngọc Đại phát biểu cảm xúc được nhận giải. Đến nỗi, chính GS. Hồ Ngọc Đại còn hóm hỉnh: “Tôi chỉ sợ bài phát biểu của tôi thế nào mà không được... phát biểu”. Nhưng không! Tất cả chỉ là do sơ suất của MC. 

Năm nay, Giải thưởng Giáo dục được trao cho một người chủ trương thực hiện một nền giáo dục khác, với một triết lý giáo dục khác nên nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn. Đây cũng chính là giải thưởng được nhiều nhà báo “quan tâm” và đặt nhiều câu hỏi thắc mắc tới BTC nhất. Bởi câu chuyện giáo dục thực nghiệm của GS. Hồ Ngọc Đại đã quá nổi tiếng. Và cho đến nay, công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại vẫn là câu chuyện dài gây tranh cãi, chưa có hồi kết. 

Trước những băn khoăn của giới truyền thông về việc trao giải cho GS. Hồ Ngọc Đại, nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ VH PCT khẳng định: “Giải thưởng VH PCT là một giải thưởng có khuynh hướng. Và những người tổ chức giải thưởng dám chịu trách nhiệm về những khuynh hướng đó. Nhất là trong những vấn đề trọng đại như vấn đề giáo dục”.

Đi tìm người ẩn danh

Những người tham dự đến tận cuối buổi lễ trao Giải thưởng VH PCT 2010, hẳn không thể quên những giọt nước mắt cùng giọng nói nghẹn ngào của nhà văn Nguyên Ngọc khi nhắc tới dịch giả Lê Anh Minh. “Không biết những người khác thì sao nhưng với riêng tôi, trong số 5 tác giả được nhận giải lần này, tôi “ấn tượng nhất” với dịch giả Lê Anh Minh dù... chưa được gặp anh bao giờ. “Ấn tượng” không chỉ bởi anh là người thứ 2 trên thế giới “dám” dịch cuốn “Trung Quốc triết học sử” của triết gia kiêm triết sử gia Phùng Hữu Lan (1895-1990) danh tiếng lừng lẫy; mà còn bởi chính tấm lòng hiếu thảo của Lê Anh Minh. Nhà văn Nguyên Ngọc kể rằng: Qua giới thiệu của nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Hội đồng Khoa học Quỹ VH PCT đã biết đến bản dịch “Lịch sử triết học Trung Quốc” của Lê Anh Minh. Nhưng cả người giới thiệu lẫn Hội đồng xét giải đều không biết Lê Anh Minh là ai, địa chỉ ở đâu. Phải đến tận Lễ Công bố Giải thưởng VH PCT diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 19-3 vừa qua, Hội đồng Khoa học Quỹ VH PCT mới được “diện kiến” Lê Anh Minh. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, Lê Anh Minh là một người nhỏ nhắn, giản dị, khiêm nhường, ít nói, dấu sự uyên bác của mình sau vẻ ngoài chất phác... BTC đã tha thiết mời anh ra Hà Nội để tham dự lễ trao giải nhưng anh từ chối vì phải chăm mẹ ốm. Có người bạn đã tình nguyện đến thay anh chăm sóc mẹ già nhưng anh từ chối bảo “mẹ tôi chỉ có tôi có thể chăm sóc được”. 

Nhà văn Nguyên Ngọc chia sẻ: Tôi nghĩ thành công của Giải thưởng VH PCT năm nay là chúng ta đã tìm ra được Lê Anh Minh. Qua câu chuyện của Lê Anh Minh rất mong giải của chúng ta mỗi năm sẽ phát hiện được những con người như vậy, để đem lại cho cuộc đời những cống hiến xứng đáng.

GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ niềm vui nhận giải (Ảnh: Hoàng Long)

Canh tân văn hóa nước nhà

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam được một nhóm các trí thức tâm huyết với văn hóa đất nước lập nên từ năm 2007, nhưng đến nay nhiều người vẫn chưa biết cơ sở nào để có thể tham gia xét giải. Trả lời thắc mắc này, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết: Những người được giải năm trước và Hội đồng Khoa học Quỹ VH PCT cùng đề cử cho giải năm sau. Sau đó BTC mời 2 chuyên gia liên quan làm phản biện. Trên cơ sở phản biện, Hội đồng sẽ đề cử những tác phẩm có chất lượng để bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh xét duyệt.

Mỗi tác giả được nhận Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm 2009, ngoài bằng khen sẽ được nhận giải thưởng bằng tiền mặt trị giá 15 triệu đồng. Số tiền ấy chưa thấm so với công sức mà những học giả đã bỏ ra. Nhưng nó là món quà khích lệ những người quan tâm đến văn hóa Việt. Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm - Inrasara Phú Trạm tâm sự: “Các công trình nghiên cứu của, tôi cũng đã nhận nhiều giải thưởng. Nhưng tôi rất tự hào vì Giải thưởng VH PCT có Hội đồng xét giải đều là những người trí thức.

Tôi nghĩ phần thưởng không chỉ dành cho cá nhân tôi... nó còn là tiếng nói khích lệ các thế hệ sắp tới. Bằng tri thức mới, nhiệt tâm và nỗ lực mới, họ sẽ đi những bước đi mới, góp phần vào đa dạng hóa nền văn hóa Việt Nam, rộng hơn - văn hóa nhân loại... ”. 

Xin được mượn lời của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình để kết bài: “Thời gian gần đây chúng ta đau lòng chứng kiến những biểu hiện suy đồi của đạo đức và lối sống của một số thầy và trò... Tình trạng hết sức đáng lo ngại này càng thúc giục chúng ta chung sức chấn hưng nền giáo dục nước nhà để từ đó canh tân dân trí và văn hóa. Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh ra đời chính là một tự nguyện đảm nhận đó, trong vị trí khiêm tốn nhưng có trách nhiệm của những người tâm huyết vì tương lai của đất nước. Các chương trình của Quỹ hoạt động nhằm góp phần nâng cao tri thức của toàn dân để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc ta hòa nhập vào dòng chảy văn minh tiến bộ của nhân loại”.

Trần Lan Hương
Nguồn: Đại Đoàn Kết