TỦ SÁCH TINH HOA THẾ GIỚI

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận

Tác giả: Karl R. Popper

Dịch giả: Chu Lan Đình

Tủ sách: Tinh hoa

Khổ sách: 12 x 20 cm

Số trang: 276 trang

Giá bìa: 55.000đ

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

Năm xuất bản: 2012

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1. Đôi dòng về tác giả

Karl R. Popper (1902-1994) là một nhà triết học, xã hội học, logic học người Áo. Ông được coi là một trong những triết gia vĩ đại nhất thế kỉ XX. Ban đầu, Karl R. Popper chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng logic, song ông cũng là một trong những người đầu tiên phê phán trường phái đó, và xây dựng trường phái triết học của riêng mình – chủ nghĩa duy lí phê phán.

Các tác phẩm chính của ông, gồm có: Xã hội mở và kẻ thù của nó (1945), Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (1957), Logic của sự khám phá khoa học (1959), Tri thức khách quan – một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa (1972)…

2. Về tác phẩm

Với cuốn Sự nghèo nàn của Thuyết Sử luận, tác giả muốn chứng minh rằng thuyết sử luận là một phương pháp nghèo nàn – một phương pháp không đơm hoa kết trái. Karl R. Popper đã cố chỉ ra ý nghĩa của thuyết sử luận với tính chất một cấu trúc trí tuệ đầy quyến rũ. Ông đã phân tích cái logic của thứ chủ thuyết ấy – một thứ chủ thuyết nhiều khi rất tinh vi, rất hấp dẫn và rất xảo trá – và cũng đã cố lập luận rằng nó đang mắc phải một thứ bệnh cố hữu, vô phương cứu chữa.

3. Mục lục

Chú thích về niên biểu                                                      

Lời tựa                                                                     

Dẫn nhập                                                                 

Phần I

Những luận thuyết phản tự nhiên luận của thuyết sử luận               

Phần II

Những luận thuyết duy tự nhiên luận của thuyết sử luận                 

Phần III

Phê phán những luận thuyết phản tự nhiên luận                        

Phần IV

Phê phán những luận thuyết duy tự nhiên luận        

4. Bình luận sách

“Ta có thể diễn giải “lịch sử” như lịch sử đấu tranh giai cấp, hoặc như lịch sử đấu tranh chủng tộc để giành quyền là chủng tộc thượng đẳng, hoặc như lịch sử tư tưởng tôn giáo hoặc lịch sử đấu tranh giữa xã hội “mở” và xã hội “khép kín”, hoặc như lịch sử của tiến bộ khoa học và công nghiệp. Tất cả đều là những quan điểm mang tính quan thiết không ít thì nhiều và không có gì đáng chê trách. Nhưng các nhà sử luận lại không trình bày chúng đúng như thế; họ không nhìn ra sự cần thiết của tính đa dạng trong những cách diễn giải về cơ bản tương đương nhau (cho dù một số trong những cách diễn giải ấy có thể nổi bật lên nhờ vào tính phong phú của chúng - một điều ít nhiều có ý nghĩa). Thay vì thế, họ trình bày chúng như những học thuyết hoặc lý thuyết và khăng khăng rằng “toàn bộ lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp”, v.v. Và nếu thấy rằng quan điểm của mình là phong phú và có nhiều thực kiện có thể được sắp xếp theo thứ tự và diễn giải dưới ánh sáng quan điểm của mình, họ sẽ nhầm lẫn quan điểm với một sự chứng thực, hoặc thậm chí một phép chứng minh, cho học thuyết của họ.”

(Trích Phần IV, Thuyết sử luận, Karl R. Popper, Chu Lan Đình dịch, NXB Tri thức, 2012)

NHỮNG CUỐN SÁCH KHÁC TRONG TỦ SÁCH TINH HOA THẾ GIỚIXem tất cả >>