TỦ SÁCH TINH HOA THẾ GIỚI

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Phê phán năng lực phán đoán

Tác giả: Immanuel Kant

Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn

Tủ sách: Tinh hoa

Loại sách: Bìa cứng

Số trang: 584 trang

Khổ sách: 16 x 24 cm

Giá bìa: 110.000 VND

Nhà xuất bản Tri thức, 2006

II. GIỚI THIỆU SÁCH

Phê phán năng lực phán đoán là quyển Phê phán thứ 3 và, như Kant nói trong lời tựa của lần xuất bản thứ nhất, “với công trình này, tôi đã hoàn tất toàn bộ công cuộc phê phán của mình”. Hai quyển trước là “Phê phán lý tính thuần túy” nhằm trả lời câu hỏi “Tôi có thể biết gì?” và “Phê phán lý tính thực hành” trả lời câu hỏi “Tôi phải làm gì?”.

Câu hỏi thứ 3 “Tôi có thể hy vọng gì?” được Kant dành cho các bài viết và các công trình nghiên cứu tương đối ngắn viết về triết học lịch sử và triết học tôn giáo . Quyển Phê phán năng lực phán đoán là cầu nối cho cả ba câu hỏi trên, và tìm cách trả lời cho câu hỏi thứ tư, bao trùm ba câu hỏi trên do chính Kant đặt ra: “Con người là gì?” bằng cách gợi lên vấn đề mới: Tôi có thể cảm nhận và suy tưởng như thế nào về bản thân và thế giới xung quanh mình.

Phê phán năng lực phán đoán là một tác phẩm có kết cấu đa tầng, thực hiện hai chức năng: một mặt thực hiện chức năng hệ thống như là phần kết thức đóng góp về mặt phương pháp luận cho việc thúc đẩy luân lý và nghiên cứu về khoa học tự nhiên.

Vì thế, tác phẩm này được đánh giá như một “viên đá đỉnh vòm” của toàn bộ tòa nhà triết học.

 

MỤC LỤC

Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: “Phê phán năng lực phán đoán: “viên đá đỉnh vòm” của tòa nhà triết học Kant”

IMMANUEL KANT

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN

Lời Tựa cho lần xuất bản thứ nhất (1790)

Lời dẫn nhập

I. Về việc phân chia [nội dung] của triết học

II. Về “lĩnh vực” của triết học nói chung

III. Phê phán năng lực phán đoán như là một phương tiện nối kết hai bộ phận của triết học thành một toàn bộ

IV. Năng lực phán đoán như là một quan năng ban bố quy luật tiên nghiệm

V. Nguyên tắc về tính hợp mục đích hình thức của giới Tự nhiên là một nguyên tắc siêu nghiệm của năng lực phán đoán

VI. Về việc nối kết tình cảm vui sướng với khái niệm về tính hợp mục đích của Tự nhiên

VII. Biểu tượng thẩm mỹ về tính hợp mục đích của Tự nhiên

VIII. Biểu tượng lôgíc về tính hợp mục đích của Tự nhiên

IX. Sự nối kết các việc ban bố quy luật của giác tính và lý tính thông qua năng lực phán đoán

 Phân chia nội dung của toàn bộ tác phẩm

PHẦN MỘT:

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ

CHƯƠNG MỘT: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ

QUYỂN I: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ CÁI ĐẸP

Phương diện thứ nhất của phán đoán sở thích, xét về mặt Chất

§1: Phán đoán sở thích là có tính thẩm mỹ

§2: Sự hài lòng [có chức năng] quy định phán đoán sở thích là hoàn toàn độc lập với mọi sự quan tâm

§3: Sự hài lòng đối với cái dễ chịu là gắn liền với sự quan tâm

§4: Sự hài lòng đối với cái tốt [cũng] gắn liền với sự quan tâm

§5: So sánh ba phương cách khác nhau [nói trên] của sự hài lòng

Chú giải dẫn nhập: 1-1.1.1 (§§1-5)

Phương diện thứ hai của phán đoán sở thích, tức là, xét về mặt Lượng

§6: Cái đẹp là cái gì được hình dung như đối tượng của một sự hài lòng phổ biến, độc lập với mọi khái niệm

§7: So sánh cái đẹp với cái dễ chịu và với cái tốt thông qua đặc điểm trên đây

§8: Trong một phán đoán sở thích, tính phổ biến của sự hài lòng chỉ được hình dung như là [tính phổ biến] chủ quan

§9: Nghiên cứu câu hỏi: trong phán đoán về sở thích, tình cảm vui sướng đi trước hay đến sau sự phán đoán về đối tượng

Chú giải dẫn nhập 1.1.2 (§§6-9)

Phương diện thứ ba của các phán đoán sở thích xét về mặt Tương quan với mục đích được đưa vào xem xét trong các phán đoán ấy

§10: Tính hợp mục đích nói chung

§11: Cơ sở duy nhất của phán đoán sở thích là hình thức của tính hợp mục đích của một đối tượng (hay của phương cách biểu tượng về nó)

§12: Phán đoán sở thích dựa trên các cơ sở tiên nghiệm

§13: Phán đoán-sở thích thuần túy là độc lập với sự kích thích và rung động

§14: Các ví dụ để giải thích

§15: Phán đoán sở thích là hoàn toàn độc lập với khái niệm về tính hoàn hảo

§16: Phán đoán sở thích, qua đó một đối tượng được gọi là đẹp mà lại phục tùng điều kiện của một khái niệm nhất định, là phán đoán sở thích không thuần túy

§17: Về lý tưởng của vẻ đẹp

Chú giải dẫn nhập 1.1.3 (§§10-17) 

Phương diện thứ tư của phán đoán sở thích, xét về mặt Hình thái của sự hài lòng đối với đối tượng

§18: Tính hình thái của một phán đoán sở thích là gì?

§19: Tính tất yếu chủ quan được ta gán cho phán đoán thẩm mỹ là tính tất yếu có-điều kiện

§20: Điều kiện cho sự tất yếu do một phán đoán sở thích đề ra là Ý niệm về một “cảm quan chung”

§21: Có thể có cơ sở để tiền-giả định một “cảm quan chung” hay không?

§22: Tính tất yếu của sự tán đồng phổ biến được suy tưởng trong một phán đoán sở thích là tính tất yếu chủ quan, nhưng được hình dung như là khách quan khi tiền-giả định một “cảm quan chung”

Nhận xét chung về Phân tích pháp về cái đẹp

Chú giải dẫn nhập 1.1.4 (§§18-22)

 QUYỂN II: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ CÁI CAO CẢ

§23: Bước chuyển từ quan năng phán đoán về cái đẹp sang quan năng phán đoán về cái cao cả

§24: Phân chia các phương diện nghiên cứu đối với tình cảm về cái cao cả

A: Cái cao cả theo cách toán học

§25: Định nghĩa “cái cao cả”

§26: Việc lượng định độ lớn của những sự vật trong tự nhiên cần thiết cho Ý niệm về cái cao cả

§27: Về [phương diện] Chất của sự hài lòng trong phán đoán về cái cao cả

B: Cái cao cả theo cách năng động của Tự nhiên

§28: Giới Tự nhiên như một mãnh lực

§29: Về [phương diện] Hình thái của phán đoán về cái cao cả của Tự nhiên

Nhận xét chung về sự trình bày những phán đoán thẩm mỹ phản tư

Chú giải dẫn nhập 1.2 (§§23-29) 

Sự diễn dịch những phán đoán thẩm mỹ thuần túy

§30: Sự diễn dịch những phán đoán thẩm mỹ về những đối tượng của Tự nhiên không nhắm đến cái được gọi là cao cả ở trong Tự nhiên mà chỉ hướng đến cái đẹp

§31: Về phương pháp của việc diễn dịch những phán đoán sở thích

§32: Đặc điểm thứ nhất của phán đoán sở thích

§33: Đặc điểm thứ hai của phán đoán sở thích

§34: Không thể có một nguyên tắc khách quan nào về sở thích cả

§35: Nguyên tắc của sở thích là nguyên tắc chủ quan của năng lực phán đoán nói chung

§36: Vấn đề chủ yếu phải giải quyết của một sự diễn dịch những phán đoán sở thích

§37: Trong một phán đoán sở thích, khẳng định tiên nghiệm về một đối tượng thực ra là gì?

§38: [Đi vào việc] diễn dịch những phán đoán sở thích

......... Nhận xét thêm

§39: Về tính có thể thông báo được (Mittelbarkeit) của một cảm giác

§40: Sở thích như là một loại “sensus communis” [cảm quan chung]

§41: Về sự quan tâm thường nghiệm đối với cái đẹp

§42: Về sự quan tâm trí tuệ [luân lý] đối với cái đẹp

Chú giải dẫn nhập 2 (§§30-42)

§43: Về nghệ thuật nói chung

§44: Về mỹ thuật

§45: Mỹ thuật là một nghệ thuật, trong chừng mực đồng thời có vẻ như là Tự nhiên

§46: Mỹ thuật là nghệ thuật của tài năng thiên bẩm

§47: Giải thích và xác nhận lý giải trên đây về tài năng thiên bẩm

§48: Về mối quan hệ của tài năng thiên bẩm với sở thích

§49: Về các quan năng của tâm thức góp phần tạo nên tài năng thiên bẩm

§50: Về sự kết hợp giữa sở thích và tài năng thiên bẩm trong những sản phẩm của mỹ thuật

§51: Phân loại các ngành mỹ thuật

§52: Về sự phối hợp của nhiều ngành mỹ thuật trong một và cùng một sản phẩm

§53: So sánh giá trị thẩm mỹ giữa các ngành mỹ thuật với nhau

§54: Nhận xét thêm

Chú giải dẫn nhập 3 (§§43-54) 

 CHƯƠNG II: BIỆN CHỨNG PHÁP CỦA NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ

§55 ..

§56: Hình dung về nghịch lý (Antinomie) của sở thích

§57: Giải quyết nghịch lý của sở thích

Nhận xét I

Nhận xét II

§58: Thuyết duy tâm [siêu nghiệm] về tính hợp mục đích của Tự nhiên cũng như của nghệ thuật như là nguyên tắc duy nhất của năng lực phán đoán thẩm mỹ

§59: Vẻ đẹp như là biểu trưng của luân lý

§60: Phụ lục: Học thuyết về phương pháp [Phương pháp học] về sở thích

Chú giải dẫn nhập 4 (§§55-60)

PHẦN II:

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN

§61: Về tính hợp mục đích khách quan của Tự nhiên

 CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN

§62: Về tính hợp mục đích khách quan đơn thuần có tính hình thức để phân biệt với tính hợp mục đích có tính chất liệu

§63: Về tính hợp mục đích của Tự nhiên trong quan hệ tương quan [với những sự vật khác], phân biệt với tính hợp mục đích nội tại

§64: Về tính cách riêng có của những sự vật xét như những mục đích của Tự nhiên

§65: Những sự vật xét như những mục đích-tự nhiên là những thực thể có tổ chức

§66: Về nguyên tắc để phán đoán về tính hợp mục đích nội tại trong thực thể có tổ chức

§67: Về nguyên tắc của việc phán đoán mục đích luận về Tự nhiên nói chung như là hệ thống những mục đích

§68: Về nguyên tắc của mục đích luận như là nguyên tắc nội tại của Khoa học tự nhiên

Chú giải dẫn nhập 5-5.1 (§§62-68)

 CHƯƠNG II: BIỆN CHỨNG PHÁP CỦA NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN

§69: Thế nào là một Nghịch lý (Antinomie) của năng lực phán đoán?

§70: Trình bày về Nghịch lý này

§71: Chuẩn bị sơ bộ để giải quyết Nghịch lý trên đây

§72: Về các Hệ thống khác nhau liên quan đến tính hợp mục đích của Tự nhiên

§73: Không Hệ thống nào trong số kể trên làm được điều nó hứa hẹn

§74: Lý do khiến ta không thể xử lý một cách giáo điều đối với khái niệm về “một Kỹ thuật của Tự nhiên” là vì: một mục đích tự nhiên là không thể giải thích được

§75: Khái niệm về một tính hợp mục đích khách quan của Tự nhiên là một nguyên tắc phê phán của lý tính dành cho năng lực phán đoán phản tư

§76: Nhận xét

§77: Về đặc điểm riêng có của giác tính con người nhờ đó khái niệm về một mục đích tự nhiên có thể có được cho ta

§78: Về sự hợp nhất giữa nguyên tắc cơ giới luận phổ quát của vật chất với nguyên tắc mục đích luận trong “Kỹ thuật của tự nhiên”

Chú giải dẫn nhập 6 (§§69-78)

HỌC THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CỦA NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN

§79: Phải chăng mục đích luận phải được nghiên cứu như thể nó thuộc về “học thuyết về Tự nhiên”?

§80: Trong việc giải thích một sự vật như là mục đích tự nhiên, ta phải đặt nguyên tắc của cơ giới luận bên dưới nguyên tắc mục đích luận

§81: Về sự kết hợp cơ giới luận với nguyên tắc mục đích luận trong việc giải thích một mục đích tự nhiên như là sản phẩm tự nhiên

§82: Về hệ thống mục đích luận trong các quan hệ bên ngoài của những thực thể có tổ chức

§83: Về “Mục đích tối hậu” (letzter Zweck) của Tự nhiên như là của một hệ thống mục đích luận

§84: Về “Mục đích-tự thân” (Endzweck) của sự hiện hữu của một thế giới, tức là của bản thân sự Sáng tạo

§85: Về môn Thần học-vật lý

§86: Về môn Thần học-đạo đức

Nhận xét

§87: Về luận cứ luân lý chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế

§88: Việc giới hạn giá trị hiệu lực của luận cứ chứng minh luân lý

Nhận xét

§89: Về lợi ích của luận cứ luân lý

§90: Về phương cách của sự tưởng thật trong một luận cứ mục đích luận chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế .......................................................................

§91: Về phương cách của sự tưởng thật thông qua một lòng tin thực hành

NHẬN XÉT CHUNG VỀ MỤC ĐÍCH LUẬN

Chú giải dẫn nhập 7 (§§79-91)

(HẾT)

Bảng chỉ mục tên riêng

Bảng chỉ mục vấn đề và nội dung thuật ngữ

Thư mục chọn lọc

NHỮNG CUỐN SÁCH KHÁC TRONG TỦ SÁCH TINH HOA THẾ GIỚIXem tất cả >>