GIẢI VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC
BÙI TRÂN PHƯỢNG
Bùi Trân Phượng sinh năm 1950 trong một gia đình có nhiều thế hệ nhà giáo, được thừa hưởng những phẩm chất sư phạm từ người thân và tiếp nối truyền thống gia đình. Sau khi hoàn thành chương trình trung học Pháp tại trường Marie Curie, bà đậu Tú tài hạng Ưu và đi du học Pháp vào năm 1968. Tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Lịch sử đại học Paris I (1972); tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử tại Đại học Paris VII (1994); bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Lyon 2 (2008).
Cũng trong thời gian này, bà dạy học tại trường Marie Curie và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cần Thơ. Từ 1975 đến 1991, bà công tác tại Đại học Sư phạm Tp.HCM, đã qua các chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Khoa Sử. Về trường Hoa Sen từ năm 1991, bà lần lượt đảm nhận các cương vị: Trưởng Bộ môn tiếng Pháp, Trưởng ngành Quản trị Văn phòng, Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế, rồi trở thành Hiệu trưởng từ năm 1996 đến nay. 
Ở Hoa Sen, bà đã vạch ra nhiều hướng đi đúng đắn để không ngừng phát triển nhà trường.
Những thành quả trong việc mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo đã đưa Hoa Sen từ một trường Nghiệp vụ khi mới thành lập vươn lên thành trường Cao đẳng, rồi Đại học từ tháng 12/2006. Tại Đại học Hoa Sen cũng đang hình thành một đội ngũ trí thức được đào tạo chính quy từ nhiều nước khác nhau (100% giảng viên có trình độ tiến sĩ của Trường đều tốt nghiệp từ các đại học quốc tế). 
Một trong những thành tựu lớn và có ý nghĩa của bà Bùi Trân Phượng là tập hợp được một tập thể sư phạm đa dạng - có người cả đời gắn bó với ngành giáo dục, có người đến từ các doanh nghiệp, có giáo sư quốc tế và Việt kiều và có cả những bạn trẻ vừa du học về.
Trường Đại học Hoa Sen do bà Bùi Trân Phượng lãnh đạo là một trường đại học hàng đầu trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, nơi những tư duy mới, tiên tiến về giáo dục và về giáo dục đại học đang từng bước trở thành hiện thực sinh động, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới cấp thiết và khó khăn của giáo dục nước nhà hiện nay.
Là một nhà giáo dục tâm huyết, bà Bùi Trân Phượng còn là một nhà nghiên cứu khoa học say mê.
Từ 1975 đến 1992, các công trình của bà chủ yếu tập trung vào lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Từ 1992 đến nay, bà đi sâu nghiên cứu lịch sử văn hóa và lịch sử phụ nữ Việt Nam. Luận án tiến sĩ lịch sử của bà có đề tài “Việt Nam 1920 - 1945, giới và hiện đại: những nhận thức và trải nghiệm mới”.
Nghiên cứu là niềm đam mê và được bà nuôi dưỡng bằng sự trải nghiệm bản thân. Bà cho rằng: “Càng biết rộng, hiểu sâu, người ta càng khoan dung và nhân hậu hơn với đời, với người”. Với quan niệm: “Biển học là vô hạn, nhân sinh nhiều khác biệt, tri thức bất biến là tri thức chết”, bà không ngừng đặt ra cho bản thân những yêu cầu cao hơn về sự chặt chẽ trong tư duy, sự công phu trong sưu tầm, khảo cứu, sự cẩn trọng trong phân tích, lý giải, thẩm định… Chính vì vậy, những công trình nghiên cứu của bà luôn được các nhà khoa học quốc tế đánh giá là có cái mới về tri thức cũng như phương pháp. 
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh hân hạnh trao Giải thưởng Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục cho bà Bùi Trân Phượng do những hoạt động rất hiệu quả góp phần đổi mới Giáo dục Đại học và Cao đẳng nước nhà.

 

GIẢI VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC
BÙI TRÂN PHƯỢNG

Bùi Trân Phượng sinh năm 1950 trong một gia đình có nhiều thế hệ nhà giáo, được thừa hưởng những phẩm chất sư phạm từ người thân và tiếp nối truyền thống gia đình. Sau khi hoàn thành chương trình trung học Pháp tại trường Marie Curie, bà đậu Tú tài hạng Ưu và đi du học Pháp vào năm 1968. Tốt nghiệp cử nhân giáo khoa Lịch sử đại học Paris I (1972); tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử tại Đại học Paris VII (1994); bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Lịch sử tại Đại học Lyon 2 (2008).

Cũng trong thời gian này, bà dạy học tại trường Marie Curie và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cần Thơ. Từ 1975 đến 1991, bà công tác tại Đại học Sư phạm Tp.HCM, đã qua các chức vụ: Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Khoa Sử. Về trường Hoa Sen từ năm 1991, bà lần lượt đảm nhận các cương vị: Trưởng Bộ môn tiếng Pháp, Trưởng ngành Quản trị Văn phòng, Phó Hiệu trưởng phụ trách hợp tác quốc tế, rồi trở thành Hiệu trưởng từ năm 1996 đến nay. 

Ở Hoa Sen, bà đã vạch ra nhiều hướng đi đúng đắn để không ngừng phát triển nhà trường.

Những thành quả trong việc mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo đã đưa Hoa Sen từ một trường Nghiệp vụ khi mới thành lập vươn lên thành trường Cao đẳng, rồi Đại học từ tháng 12/2006. Tại Đại học Hoa Sen cũng đang hình thành một đội ngũ trí thức được đào tạo chính quy từ nhiều nước khác nhau (100% giảng viên có trình độ tiến sĩ của Trường đều tốt nghiệp từ các đại học quốc tế). 

Một trong những thành tựu lớn và có ý nghĩa của bà Bùi Trân Phượng là tập hợp được một tập thể sư phạm đa dạng - có người cả đời gắn bó với ngành giáo dục, có người đến từ các doanh nghiệp, có giáo sư quốc tế và Việt kiều và có cả những bạn trẻ vừa du học về.

Trường Đại học Hoa Sen do bà Bùi Trân Phượng lãnh đạo là một trường đại học hàng đầu trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay, nơi những tư duy mới, tiên tiến về giáo dục và về giáo dục đại học đang từng bước trở thành hiện thực sinh động, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới cấp thiết và khó khăn của giáo dục nước nhà hiện nay.

Là một nhà giáo dục tâm huyết, bà Bùi Trân Phượng còn là một nhà nghiên cứu khoa học say mê.

Từ 1975 đến 1992, các công trình của bà chủ yếu tập trung vào lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Từ 1992 đến nay, bà đi sâu nghiên cứu lịch sử văn hóa và lịch sử phụ nữ Việt Nam. Luận án tiến sĩ lịch sử của bà có đề tài “Việt Nam 1920 - 1945, giới và hiện đại: những nhận thức và trải nghiệm mới”.

Nghiên cứu là niềm đam mê và được bà nuôi dưỡng bằng sự trải nghiệm bản thân. Bà cho rằng: “Càng biết rộng, hiểu sâu, người ta càng khoan dung và nhân hậu hơn với đời, với người”. Với quan niệm: “Biển học là vô hạn, nhân sinh nhiều khác biệt, tri thức bất biến là tri thức chết”, bà không ngừng đặt ra cho bản thân những yêu cầu cao hơn về sự chặt chẽ trong tư duy, sự công phu trong sưu tầm, khảo cứu, sự cẩn trọng trong phân tích, lý giải, thẩm định… Chính vì vậy, những công trình nghiên cứu của bà luôn được các nhà khoa học quốc tế đánh giá là có cái mới về tri thức cũng như phương pháp.

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh hân hạnh trao Giải thưởng Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục cho bà Bùi Trân Phượng do những hoạt động rất hiệu quả góp phần đổi mới Giáo dục Đại học và Cao đẳng nước nhà.