GIẢI VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC
VŨ ĐỨC HIẾU
Vũ Đức Hiếu sinh năm 1977, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2000. Bằng sức lực cá nhân, ông đã có đóng góp lớn lao trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc khi xây dựng một bảo tàng tư nhân riêng cho Văn hóa và dân tộc Mường – Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường. Bảo tàng có đầy đủ những kiến trúc cơ bản của cư dân Mường, bao gồm nhà của bốn giai tầng trong xã hội Mường cổ xưa (Lang, Ậu, Nóc và Nóc Chọi), có vườn thuốc của người Mường và nhiều phòng lưu giữ trưng bày nông cụ, đồ dệt vải, dụng cụ săn bắt, cồng chiêng…, cùng một thư viện với nhiều tài liệu nghiên cứu về  dân tộc Mường và văn hóa Mường. Tính chuyên sâu của Bảo tàng cho phép người ta hình dung cụ thể và sâu sắc một nền văn hóa bản địa, ít nhất có từ thời văn hóa Hòa Bình cách đây 10.000 năm và nền canh tác của người Mường trong nông nghiệp Việt Nam. Bảo tàng này còn có nét độc đáo: các cán bộ, nhân viên của bảo tàng cũng chính là những người Mường ở đia phương, một số sống ngay trong các nhà của bảo tàng, phục vụ bảo tàng và phục vụ cho công tác nghiên cứu. Trong mọt chừng nhất định, họa sĩ Vũ Đức Hiếu đã taọ được không chỉ một bảo tàng có tính chất sưu tập quý, mà còn là một dạng bảo tàng sống.
Đây cũng là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam về một chủ đề văn hóa quan trọng, hoàn toàn do tư nhân xây dựng. Vũ Đức Hiểu đã hết sức tâm huyết, thiết tha yêu mến, say mê nền văn hóa Mường cổ xưa, phong phú, đẹp đẽ, và có sự hy sinh rất lớn về nhiều mặt để tạo nên được công trình văn hóa đáng quý này. 
Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường còn được sử dụng như là một điểm đến cho nghệ thuật Việt Nam đương đại, một trung tâm hoạt động dành cho nghệ thuật và nghệ sỹ, nơi đang từng bước xây dựng bộ sưu tập nghệ thuật đương đại cho người dân. Hai hoạt động Workshop Đất Mường 1 tổ chức vào năm 2011 với sự tham gia của hơn 30 nghệ sỹ trong nước, Workshop Đất Mường 2 với tên gọi "Nghệ thuật dưới mái nhà sàn" tổ chức năm 2012 có hơn 60 nghệ sỹ đến từ 15 quốc gia trên thế giới, không chỉ là sự kiện nghệ thuật thuần túy, mà còn mang ý nghĩa văn hóa xã hội to lớn. Qua các hoạt động đó, đến nay Bảo tàng Mường đã xây dựng được một bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật có chất lượng và có tính quốc tế, trở thành một địa chỉ nghệ thuật đương đại bắt đầu được biết đến trên bản đồ nghệ thuật khu vực ASEAN. Ý tưởng đưa nghệ thuật đương đại xuất hiện và kết hợp trên một nền không gian văn hóa cổ truyền cũng là một ý tưởng độc đáo và sáng tạo, bước đầu thành công. 
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh hân hạnh trao Giải thưởng Vì sự nghiệp văn hóa giáo dục cho ông Vũ Đức Hiếu do những cố gắng xuất sắc góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Mường cùng những nỗ lực thúc đẩy phát triển nghệ thuật Việt Nam đương đại.

GIẢI VÌ SỰ NGHIỆP VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC

VŨ ĐỨC HIẾU

Vũ Đức Hiếu sinh năm 1977, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2000. Bằng sức lực cá nhân, ông đã có đóng góp lớn lao trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc khi xây dựng một bảo tàng tư nhân riêng cho Văn hóa và dân tộc Mường – Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường. Bảo tàng có đầy đủ những kiến trúc cơ bản của cư dân Mường, bao gồm nhà của bốn giai tầng trong xã hội Mường cổ xưa (Lang, Ậu, Nóc và Nóc Chọi), có vườn thuốc của người Mường và nhiều phòng lưu giữ trưng bày nông cụ, đồ dệt vải, dụng cụ săn bắt, cồng chiêng…, cùng một thư viện với nhiều tài liệu nghiên cứu về dân tộc Mường và văn hóa Mường. Tính chuyên sâu của Bảo tàng cho phép người ta hình dung cụ thể và sâu sắc một nền văn hóa bản địa, ít nhất có từ thời văn hóa Hòa Bình cách đây 10.000 năm và nền canh tác của người Mường trong nông nghiệp Việt Nam. Bảo tàng này còn có nét độc đáo: các cán bộ, nhân viên của bảo tàng cũng chính là những người Mường ở đia phương, một số sống ngay trong các nhà của bảo tàng, phục vụ bảo tàng và phục vụ cho công tác nghiên cứu. Trong mọt chừng nhất định, họa sĩ Vũ Đức Hiếu đã taọ được không chỉ một bảo tàng có tính chất sưu tập quý, mà còn là một dạng bảo tàng sống.Đây cũng là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam về một chủ đề văn hóa quan trọng, hoàn toàn do tư nhân xây dựng. Vũ Đức Hiểu đã hết sức tâm huyết, thiết tha yêu mến, say mê nền văn hóa Mường cổ xưa, phong phú, đẹp đẽ, và có sự hy sinh rất lớn về nhiều mặt để tạo nên được công trình văn hóa đáng quý này. 

Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường còn được sử dụng như là một điểm đến cho nghệ thuật Việt Nam đương đại, một trung tâm hoạt động dành cho nghệ thuật và nghệ sỹ, nơi đang từng bước xây dựng bộ sưu tập nghệ thuật đương đại cho người dân. Hai hoạt động Workshop Đất Mường 1 tổ chức vào năm 2011 với sự tham gia của hơn 30 nghệ sỹ trong nước, Workshop Đất Mường 2 với tên gọi "Nghệ thuật dưới mái nhà sàn" tổ chức năm 2012 có hơn 60 nghệ sỹ đến từ 15 quốc gia trên thế giới, không chỉ là sự kiện nghệ thuật thuần túy, mà còn mang ý nghĩa văn hóa xã hội to lớn. Qua các hoạt động đó, đến nay Bảo tàng Mường đã xây dựng được một bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật có chất lượng và có tính quốc tế, trở thành một địa chỉ nghệ thuật đương đại bắt đầu được biết đến trên bản đồ nghệ thuật khu vực ASEAN. Ý tưởng đưa nghệ thuật đương đại xuất hiện và kết hợp trên một nền không gian văn hóa cổ truyền cũng là một ý tưởng độc đáo và sáng tạo, bước đầu thành công. 

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh hân hạnh trao Giải thưởng Vì sự nghiệp văn hóa giáo dục cho ông Vũ Đức Hiếu do những cố gắng xuất sắc góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Mường cùng những nỗ lực thúc đẩy phát triển nghệ thuật Việt Nam đương đại.