GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU
LÊ THÀNH KHÔI
Lê Thành Khôi sinh năm 1923 tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống Nho giáo và Phật giáo. Năm 1947 ông rời Việt Nam, và theo học tại Khoa Luật và Kinh tế tại Paris. Ông lấy bằng tiến sĩ vào năm 1949 với luận án về nền kinh tế Nhật Bản. Ông có bằng cử nhân văn chương, hai bằng cử nhân ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Trung) của Trường Ngôn ngữ phương Đông, sau đó ông có bằng cử nhân của Học viện Luật quốc tế, The Hague (1950). Ông đã cộng tác với nhiều tạp chí, nhà xuất bản, trong đó có tạp chí Lịch sử thế giới thuộc bộ Bách khoa toàn thư (Encyclopedia) của La Pléiade (dưới sự chỉ đạo của Raymond Queneau). Thời gian này, ông làm trợ lý tại Khoa Luật và Kinh tế, Paris, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Khoa học Kinh tế ứng dụng, giảng viên tại Đại học Caen và Nanterre. Ông trở thành giám đốc nghiên cứu và giảng viên tại trường Cao học Thực hành. Cũng trong thời gian này ông đã cho xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình: Việt Nam, lịch sử và nền văn minh (Le Viêt Nam, histoire et civilisation, Minuit, 1955) lập tức trở thành tác phẩm nổi tiếng; và viết hai cuốn trong Tủ sách Tôi biết gì? (Que sais-je?): Nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á (L'Economie de l'Asie du Sud-Est, 1958) và Lịch sử Đông Nam Á (Histoire de l'Asie du Sud-Est, 1959).
Năm 1963, ông bắt đầu sự nghiệp quốc tế của mình như là một nhà tư vấn của UNESCO, của Văn phòng Lao động Quốc tế (ILO) tại Geneva, của Cơ quan hợp tác văn hoá và kỹ thuật, của Đại học Liên Hiệp Quốc (Tokyo), của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Năm 1971, Lê Thành Khôi đã được bầu làm phó giáo sư và giáo sư tại Đại học Paris 5 - René Descartes. Ông giảng dạy giáo dục so sánh cũng như giáo dục và phát triển kinh tế và xã hội; đồng thời tiếp tục nhiệm vụ quốc tế của mình. 
Về hưu năm 1992, ông trở thành giáo sư danh dự Đại học Paris V - René Descartes và chủ tịch của Hiệp hội Tầm nhìn Thế giới. Hoạt động như một nhà tư vấn, một giáo sư thỉnh giảng tại 41 quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Mỹ, ông đã tham gia rất nhiều cuộc hội thảo và hội nghị quốc tế, xuất bản rất nhiều bài viết và sách/
Xuất bản phẩm chính: 
* Le Viet-Nam. Histoire et civilisation (Minuit, 1955). 
* L"Économie de l’Asie du sud-est (Presses universitaires de France, « Que sais-je ? » n°769, 1966).  
* L’Industrie de l’enseignement (Minuit, 1967). 
* Histoire de l’Asie du sud-est (Presses universitaires de France, « Que sais-je ? » n°804, 1967). 
* L’Enseignement en Afrique tropicale (Presses universitaires de France, 1971). 
* Jeunesse exploitée, jeunesse perdue (Presses universitaires de France, 1978). 
* L’Éducation comparée (Armand Colin, 1981). 
* Histoire du Viet-Nam. Des origines à nos jours (Sudestasie, 1982). 
* L’Éducation. Cultures et société (Publications de la Sorbonne, 1991). 
* Marx, Engels et l’éducation (Presses universitaires de France, 1991). 
* Culture, créativité et développement (L’Harmattan, 1992). 
* Éducation et civilisations. Société d’hier (Nathan, 1995). 
* Éducation et civilisations. Genèse du monde contemporain (B. Leprince / Unesco, 2001).
Lê Thành Khôi là một nhà bác học bao quát nhiều lĩnh vực tri thức rộng lớn, và trên mỗi lĩnh vực đó đều có những đóp góp hàng đầu.
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh hân hạnh trao Giải thưởng Nghiên cứu cho ông Lê Thành Khôi vì những cống hiến nghiên cứu bác học trong quá trình chiêm bái các nền Văn hóa từ Đông sang Tây. 

GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU

LÊ THÀNH KHÔI

Lê Thành Khôi sinh năm 1923 tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống Nho giáo và Phật giáo. Năm 1947 ông rời Việt Nam, và theo học tại Khoa Luật và Kinh tế tại Paris. Ông lấy bằng tiến sĩ vào năm 1949 với luận án về nền kinh tế Nhật Bản. Ông có bằng cử nhân văn chương, hai bằng cử nhân ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Trung) của Trường Ngôn ngữ phương Đông, sau đó ông có bằng cử nhân của Học viện Luật quốc tế, The Hague (1950). Ông đã cộng tác với nhiều tạp chí, nhà xuất bản, trong đó có tạp chí Lịch sử thế giới thuộc bộ Bách khoa toàn thư (Encyclopedia) của La Pléiade (dưới sự chỉ đạo của Raymond Queneau). Thời gian này, ông làm trợ lý tại Khoa Luật và Kinh tế, Paris, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Khoa học Kinh tế ứng dụng, giảng viên tại Đại học Caen và Nanterre. Ông trở thành giám đốc nghiên cứu và giảng viên tại trường Cao học Thực hành. Cũng trong thời gian này ông đã cho xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình: Việt Nam, lịch sử và nền văn minh (Le Viêt Nam, histoire et civilisation, Minuit, 1955) lập tức trở thành tác phẩm nổi tiếng; và viết hai cuốn trong Tủ sách Tôi biết gì? (Que sais-je?): Nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á (L'Economie de l'Asie du Sud-Est, 1958) và Lịch sử Đông Nam Á (Histoire de l'Asie du Sud-Est, 1959).

Năm 1963, ông bắt đầu sự nghiệp quốc tế của mình như là một nhà tư vấn của UNESCO, của Văn phòng Lao động Quốc tế (ILO) tại Geneva, của Cơ quan hợp tác văn hoá và kỹ thuật, của Đại học Liên Hiệp Quốc (Tokyo), của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Năm 1971, Lê Thành Khôi đã được bầu làm phó giáo sư và giáo sư tại Đại học Paris 5 - René Descartes. Ông giảng dạy giáo dục so sánh cũng như giáo dục và phát triển kinh tế và xã hội; đồng thời tiếp tục nhiệm vụ quốc tế của mình. 

Về hưu năm 1992, ông trở thành giáo sư danh dự Đại học Paris V - René Descartes và chủ tịch của Hiệp hội Tầm nhìn Thế giới. Hoạt động như một nhà tư vấn, một giáo sư thỉnh giảng tại 41 quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Mỹ, ông đã tham gia rất nhiều cuộc hội thảo và hội nghị quốc tế, xuất bản rất nhiều bài viết và sách/Xuất bản phẩm chính: 

* Le Viet-Nam. Histoire et civilisation (Minuit, 1955). 

* L"Économie de l’Asie du sud-est (Presses universitaires de France, « Que sais-je ? » n°769, 1966).  

* L’Industrie de l’enseignement (Minuit, 1967). 

* Histoire de l’Asie du sud-est (Presses universitaires de France, « Que sais-je ? » n°804, 1967). 

* L’Enseignement en Afrique tropicale (Presses universitaires de France, 1971). 

* Jeunesse exploitée, jeunesse perdue (Presses universitaires de France, 1978). 

* L’Éducation comparée (Armand Colin, 1981). 

* Histoire du Viet-Nam. Des origines à nos jours (Sudestasie, 1982). 

* L’Éducation. Cultures et société (Publications de la Sorbonne, 1991). 

* Marx, Engels et l’éducation (Presses universitaires de France, 1991). 

* Culture, créativité et développement (L’Harmattan, 1992). 

* Éducation et civilisations. Société d’hier (Nathan, 1995). 

* Éducation et civilisations. Genèse du monde contemporain (B. Leprince / Unesco, 2001).

Lê Thành Khôi là một nhà bác học bao quát nhiều lĩnh vực tri thức rộng lớn, và trên mỗi lĩnh vực đó đều có những đóp góp hàng đầu.

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh hân hạnh trao Giải thưởng Nghiên cứu cho ông Lê Thành Khôi vì những cống hiến nghiên cứu bác học trong quá trình chiêm bái các nền Văn hóa từ Đông sang Tây.