Nguyễn Văn Khoa sinh năm 1944 tại Kompong Chàm (Campuchia), là dịch giả, nhà nghiên cứu xã hội học, triết học và là tác giả văn chương với bút danh Phạm Trọng Luật. Ông được đào tạo về Xã hội học tại Đại học Sorbonne năm 1969, và Thông tin thư viện tại Ecole nationale supérieure des Bibliothécaires, Paris năm 1969. Ông nguyên là Quản đốc Thư viện Đại học Paris VIII (1970-2007), và phụ trách giảng dạy Khoa học thông tin, Đại học Paris VIII (1975-1995).
Ông dành mối quan tâm lớn cho triết học của Trần Đức Thảo - một triết gia lớn của Việt Nam - và đã dịch nhiều tiểu luận của Trần Đức Thảo ra tiếng Việt, đồng thời viết nhiều bài bình luận về đề tài này. 
Từ năm 2006, ông tập trung vào việc dịch các tác phẩm triết học kinh điển của thế giới sang tiếng Việt.
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đặc biệt đánh giá cao việc Nguyễn Văn Khoa chọn dịch Plato, một trong những triết gia đầu nguồn của triết học Tây phương, có ảnh hưởng sâu đậm nhất lên nền triết học này, thậm chí, nói như nhà triết học và toán học nổi tiếng Alfred Whitehead, “toàn bộ triết học Tây phương là những cước chú cho triết học Plato”. Nguyễn Văn Khoa đã dịch Plato một cách chính xác, trong sáng và hướng dẫn người đọc với phần Dẫn nhập rất công phu hơn 80 trang về toàn cảnh văn hóa Hy Lạp đương thời; trước mỗi Đối thoại, luôn có phần Tiểu dẫn hàm súc nhưng thấu đáo về bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bên cạnh đó, là rất nhiều cước chú giúp người đọc theo dõi văn bản một cách thuận tiện và chính xác.
Trao giải Dịch thuật cho Nguyễn Văn Khoa, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh mong muốn tiếp tục biểu dương nỗ lực khai hóa qua con đường đưa đến cho độc giả Việt Nam những giá trị kinh điển của nhân loại.
Xuất bản phẩm chính
1. Plato, Socrates tự biện, Nhà xuất bản Tri thức, 2008 (dịch).
2. Plato, Đối thoại Socratic 1, Nhà xuất bản Tri thức, 2011 (dịch).
3. Gaston Barchelard, Sự hình thành tinh thần khoa học, Nhà xuất bản Tri thức, 2010 (Hà Dương Tuấn dịch, Nguyễn Văn Khoa hiệu đính).

4. Raymond Aron, Những giai đoạn của tư duy xã hội học, Nhà xuất bản Tri thức, 2013 (dịch, sắp xuất bản).

 

 

GIẢI DỊCH THUẬT
DỊCH GIẢ NGUYỄN VĂN KHOA
 

Nguyễn Văn Khoa sinh năm 1944 tại Kompong Chàm (Campuchia), là dịch giả, nhà nghiên cứu xã hội học, triết học và là tác giả văn chương với bút danh Phạm Trọng Luật. Ông được đào tạo về Xã hội học tại Đại học Sorbonne năm 1969, và Thông tin thư viện tại Ecole nationale supérieure des Bibliothécaires, Paris năm 1969. Ông nguyên là Quản đốc Thư viện Đại học Paris VIII (1970-2007), và phụ trách giảng dạy Khoa học thông tin, Đại học Paris VIII (1975-1995).

Ông dành mối quan tâm lớn cho triết học của Trần Đức Thảo - một triết gia lớn của Việt Nam - và đã dịch nhiều tiểu luận của Trần Đức Thảo ra tiếng Việt, đồng thời viết nhiều bài bình luận về đề tài này. 

Từ năm 2006, ông tập trung vào việc dịch các tác phẩm triết học kinh điển của thế giới sang tiếng Việt.Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đặc biệt đánh giá cao việc Nguyễn Văn Khoa chọn dịch Plato, một trong những triết gia đầu nguồn của triết học Tây phương, có ảnh hưởng sâu đậm nhất lên nền triết học này, thậm chí, nói như nhà triết học và toán học nổi tiếng Alfred Whitehead, “toàn bộ triết học Tây phương là những cước chú cho triết học Plato”. Nguyễn Văn Khoa đã dịch Plato một cách chính xác, trong sáng và hướng dẫn người đọc với phần Dẫn nhập rất công phu hơn 80 trang về toàn cảnh văn hóa Hy Lạp đương thời; trước mỗi Đối thoại, luôn có phần Tiểu dẫn hàm súc nhưng thấu đáo về bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bên cạnh đó, là rất nhiều cước chú giúp người đọc theo dõi văn bản một cách thuận tiện và chính xác.

Trao giải Dịch thuật cho Nguyễn Văn Khoa, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh mong muốn tiếp tục biểu dương nỗ lực khai hóa qua con đường đưa đến cho độc giả Việt Nam những giá trị kinh điển của nhân loại.

Xuất bản phẩm chính

1. Plato, Socrates tự biện, Nhà xuất bản Tri thức, 2008 (dịch).

2. Plato, Đối thoại Socratic 1, Nhà xuất bản Tri thức, 2011 (dịch).

3. Gaston Barchelard, Sự hình thành tinh thần khoa học, Nhà xuất bản Tri thức, 2010 (Hà Dương Tuấn dịch, Nguyễn Văn Khoa hiệu đính).

4. Raymond Aron, Những giai đoạn của tư duy xã hội học, Nhà xuất bản Tri thức, 2013 (dịch, sắp xuất bản).