Diễn văn khai mạc của Chủ tịch quỹ 
Kính thưa các quý vị và các bạn 
Một thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi phong trào Duy Tân - Đông Kinh Nghĩa Thục làm rung chuyển mạnh mẽ xã hội phong kiến - thực dân đương thời, nhưng nhận thức, tư tưởng và ý chí của những người khai sáng phong trào đó vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí còn trở nên cập nhật và cấp thiết hơn trong thế giới đầy biến động và tiềm ẩn nhiều bất trắc của ngày hôm nay. 
Phan Châu Trinh và các đồng chí của mình là những người đầu tiên hiểu ra sớm, sâu sắc và thống thiết, rằng vào lúc ấy, dân tộc Việt Nam ta đã lạc hậu so với thế giới văn minh hẳn một thời đại; và rằng để tồn tại và phát triển nhất thiết dân tộc ta phải tiến hành: chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh; vào phải bắt đầu từ canh tân văn hóa và giáo dục. 
Có thể nói những nan đề dân tộc do Phan Chu Trinh nhận thức và diễn đạt một cách đặc biệt sáng tỏ và mạnh mẽ từ ngày ấy, vẫn cần phải được các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục đảm trách một cách cẩn trọng. Thời gian gần đây chúng ta đau lòng chứng kiến hàng ngày những biểu hiện suy đồi của đạo đức và lối sống của một số thầy và trò trong trường học ở mọi cấp. Tình trạng hết sức đáng lo ngại này càng thúc giục chúng ta chung sức chấn hưng nền giáo dục nước nhà để từ đó canh tân dân trí và văn hóa Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh ra đời chính là một tự nguyện đảm nhận đó, trong vị trí khiêm tốn nhưng có trách nhiệm của những người tâm huyết vì tương lai của đất nước. 
Các hoạt động của Quỹ sẽ tập trung vào việc: 
- Khuyến khích, tôn vinh các công trình nghiên cứu văn hóa đặc sắc thông qua hệ thống giải thưởng của Quỹ. 
- Hỗ trợ các hoạt động dịch thuật thực hiện Dự án Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. 
- Tổ chức các sự kiện nhằm phổ biến các giá trị văn hóa Việt Nam và Thế giới. 
- Tài trợ học bổng đào tạo dịch thuật và nghiên cứu văn hóa. 
Các chương trình hoạt động này nhằm góp phần nâng cao tri thức của toàn dân để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc ta hòa nhập vào dòng chảy văn minh - tiến bộ của nhân loại. Quỹ chủ trương một hệ thống Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, định kì và không định kì, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, dịch thuật, nghiên cứu và Việt Nam học. 
Hai lần giải thưởng được trao trong các năm 2008 và 2009 cho các tác giả trong nước và ngoài nước đã bước đầu tạo được uy tín của Giải, được sự tin cậy và đồng tình rộng rãi của xã hội. Kể từ năm 2010 lễ trao giải thưởng hàng năm sẽ được tiến hành long trọng đúng vào ngày 24 tháng 3, ngày giỗ của nhà yêu nước và nhà văn hóa lớn mà Quỹ được vinh dự mang tên. 
Từ năm 2009, Quỹ có bốn giải thưởng: 
- Giải thưởng “Giáo dục” nhằm biểu dương, khuyến kích các đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà. 
- Giải thưởng “Việt Nam học” dành cho những người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam có những đóng góp quan trọng và việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn đọc nước ngoài. 
- Giải thưởng “Nghiên cứu” dành cho các nhà nghiên cứu Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn có các công trình nghiên cứu đặc sắc. 
- Giải thưởng “Dịch thuật” được trao cho bản dịch xuất sắc một tác phẩm tinh hoa của tri thức nhân loại. 
Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ và nhân danh cá nhân, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng các quý vị mà chúng tôi được trân trọng trao giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh năm 2009: Ông Phạm Vĩnh Cư Ông Hồ Ngọc Đại Ông Gorge Condominas Ông Inrasara Phú Trạm và Ông Lê Anh Minh. Mong các quý vị tiếp tục có những cống hiến suất sắc cho Văn hóa và Giáo dục Việt Nam.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị và các bạn đã có mặt trong buổi lễ trang trọng này. Chúc các quý vị An khang, Hạnh phúc và Thành công trong sứ mạng góp phần canh tân văn hóa và giáo dục nước nhà.

 

Diễn văn khai mạc của Chủ tịch quỹ 

Nguyễn Thị Bình

Kính thưa các quý vị và các bạn 

Một thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi phong trào Duy Tân - Đông Kinh Nghĩa Thục làm rung chuyển mạnh mẽ xã hội phong kiến - thực dân đương thời, nhưng nhận thức, tư tưởng và ý chí của những người khai sáng phong trào đó vẫn còn nguyên giá trị, thậm chí còn trở nên cập nhật và cấp thiết hơn trong thế giới đầy biến động và tiềm ẩn nhiều bất trắc của ngày hôm nay. 

Phan Châu Trinh và các đồng chí của mình là những người đầu tiên hiểu ra sớm, sâu sắc và thống thiết, rằng vào lúc ấy, dân tộc Việt Nam ta đã lạc hậu so với thế giới văn minh hẳn một thời đại; và rằng để tồn tại và phát triển nhất thiết dân tộc ta phải tiến hành: chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh; vào phải bắt đầu từ canh tân văn hóa và giáo dục. 

Có thể nói những nan đề dân tộc do Phan Chu Trinh nhận thức và diễn đạt một cách đặc biệt sáng tỏ và mạnh mẽ từ ngày ấy, vẫn cần phải được các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau tiếp tục đảm trách một cách cẩn trọng. Thời gian gần đây chúng ta đau lòng chứng kiến hàng ngày những biểu hiện suy đồi của đạo đức và lối sống của một số thầy và trò trong trường học ở mọi cấp. Tình trạng hết sức đáng lo ngại này càng thúc giục chúng ta chung sức chấn hưng nền giáo dục nước nhà để từ đó canh tân dân trí và văn hóa Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh ra đời chính là một tự nguyện đảm nhận đó, trong vị trí khiêm tốn nhưng có trách nhiệm của những người tâm huyết vì tương lai của đất nước. 

Các hoạt động của Quỹ sẽ tập trung vào việc: - Khuyến khích, tôn vinh các công trình nghiên cứu văn hóa đặc sắc thông qua hệ thống giải thưởng của Quỹ. - Hỗ trợ các hoạt động dịch thuật thực hiện Dự án Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. - Tổ chức các sự kiện nhằm phổ biến các giá trị văn hóa Việt Nam và Thế giới. - Tài trợ học bổng đào tạo dịch thuật và nghiên cứu văn hóa. 

Các chương trình hoạt động này nhằm góp phần nâng cao tri thức của toàn dân để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa dân tộc ta hòa nhập vào dòng chảy văn minh - tiến bộ của nhân loại. Quỹ chủ trương một hệ thống Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, định kì và không định kì, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, dịch thuật, nghiên cứu và Việt Nam học. 

Hai lần giải thưởng được trao trong các năm 2008 và 2009 cho các tác giả trong nước và ngoài nước đã bước đầu tạo được uy tín của Giải, được sự tin cậy và đồng tình rộng rãi của xã hội. Kể từ năm 2010 lễ trao giải thưởng hàng năm sẽ được tiến hành long trọng đúng vào ngày 24 tháng 3, ngày giỗ của nhà yêu nước và nhà văn hóa lớn mà Quỹ được vinh dự mang tên. 

Từ năm 2009, Quỹ có bốn giải thưởng: 

- Giải thưởng “Giáo dục” nhằm biểu dương, khuyến kích các đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà. 

- Giải thưởng “Việt Nam học” dành cho những người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam có những đóng góp quan trọng và việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn đọc nước ngoài. 

- Giải thưởng “Nghiên cứu” dành cho các nhà nghiên cứu Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn có các công trình nghiên cứu đặc sắc. 

- Giải thưởng “Dịch thuật” được trao cho bản dịch xuất sắc một tác phẩm tinh hoa của tri thức nhân loại. 

Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ và nhân danh cá nhân, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng các quý vị mà chúng tôi được trân trọng trao giải thưởng Văn hóa Phan Chu Trinh năm 2009: Ông Phạm Vĩnh Cư Ông Hồ Ngọc Đại Ông Gorge Condominas Ông Inrasara Phú Trạm và Ông Lê Anh Minh. Mong các quý vị tiếp tục có những cống hiến suất sắc cho Văn hóa và Giáo dục Việt Nam.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị và các bạn đã có mặt trong buổi lễ trang trọng này. Chúc các quý vị An khang, Hạnh phúc và Thành công trong sứ mạng góp phần canh tân văn hóa và giáo dục nước nhà.