TIN TỨC / SỰ KIỆN

THÔNG TIN KẾT QUẢ

GIẢI THƯỞNG VĂN HÓA PHAN CHÂU TRINH

(LẦN THỨ XI, NĂM 2018)

 

Lễ trao Giải Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ XI, năm 2018 được diễn ra vào 19h00-21h30, ngày 24/03/2018, tại Khách sạn REX, TP. HCM. Tiếp nối sự thành công của 10 mùa giải trước, mùa giải năm nay thêm một lần nữa đánh dấu chặng đường hoạt động bền bỉ của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh. 

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh mang tên nhà văn hóa lỗi lạc Phan Châu Trinh (1872 – 1926), được thành lập với sứ mệnh Góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21”.Quỹ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do một nhóm các trí thức tâm huyết với văn hóa của đất nước thành lập.

Việc trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh hàng năm là một trong những hoạt động văn hóa quan trọng của Quỹ. Hoạt động này nhằm vinh danh các cá nhân xuất sắc đã và đang có những nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp canh tân Văn hoá và Giáo dục Việt Nam.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và kỳ vọng của xã hội, nhất là tầng lớp trí thức trẻ. Vì thế, tiếp nối những mùa giải thành công trước, Lễ trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh tiếp tục được tổ chức để tôn vinh và trao giải thưởng dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động văn hóa - giáo dục, các nhà khoa học, các dịch giả trong và ngoài nước thuộc bốn lĩnh vực/hạng mục: Giải“Vì Sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục”, Giải “Dịch thuật”, Giải “Nghiên cứu"và Giải “Việt Nam học”.

 

KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG
VĂN HÓA PHAN CHÂU TRINH
(LẦN THỨ XI, NĂM 2018)

-           Giải Vì Sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục cho Nhóm dịch sách NHẤT NGHỆ TINH vì đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục công kỹ nghệ. 

-           Giải Vì Sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục cho Nhạc sĩ DƯƠNG THỤ vì đóng góp đặc sắc quảng bá văn hóa và tri thức tinh hoa. 

-           Giải Nghiên cứu cho Nhà nghiên cứu PHAN CẨM THƯỢNG những công trình đặc sắc nghiên cứu văn hóa dân tộc. 

-           Giải Nghiên cứu cho Nhà nghiên cứu LỮ PHƯƠNG vì những công trình nghiên cứu sâu sắc về học thuyết Marx. 

-           Giải Dịch thuật cho Dịch giả NGUYỄN TÙNG vì những công trình dịch thuật đặc sắc về nhân học. 

-           Giải Việt Nam học cho Nhà nghiên cứu DANIEL HÉMERY vì thành tựu đặc sắc về Việt Nam học. 

-           Giải Việt Nam học cho Nhà nghiên cứu PIERRE BROCHEUX vì thành tựu đặc sắc về Việt Nam học. 

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

BÌNH CHỌN & TÔN VINH

 DANH NHÂN VĂN HÓA

VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI

 

Song song cùng với buổi lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh năm nay, Quỹ chính thức tôn vinh vị danh nhân văn hóa sẽ là nhân vật tiếp theo được vinh danh vào “Dự án Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại” là :

 

Nhà văn hóa

PHẠM QUỲNH 

 

Đôi dòng về “Dự ánTôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại”

Đây là một trong những hoạt động văn hóa thường niên của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh nhằm tri ân và tôn vinh các danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời hiện đại; đồng thời góp phần lưu giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa của các danh nhân văn hóa này thông qua các tư liệu/tài liệu mà họ để lại và các tư liệu/tài liệu viết/nghiên cứu về họ.

Đây là nơi cất giữ những phần “hồn” của các danh nhân thông qua việc tập hợp sâu rộng những tư liệu về cuộc đời của danh nhân, các tác phẩm và thành tựu tiêu biểu của danh nhân, những bài viết và nghiên cứu đặc sắc về danh nhân cũng như một số đề xuất nghiên cứu thêm về từng vị danh nhân.

Dự án này được truyền cảm hứng từ Điện Panthéon (Pháp), và chỉ dành cho các danh nhân văn hóa tiêu biểu. Cũng trong Dự án này (được thể hiện qua website www.QuyPhanChauTrinh.org), mỗi danh nhân văn hóa sẽ có một chuyên mục của riêng mình, nơi cất giữ những phần “hồn” của các danh nhân thông qua một tập hợp sâu rộng những tư liệu về cuộc đời của danh nhân, các tác phẩm và thành tựu tiêu biểu của danh nhân, những bài viết và nghiên cứu đặc sắc về danh nhân cũng như một số đề xuất nghiên cứu thêm về từng vị danh nhân.

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC VINH DANH TẠI

GIẢI THƯỞNG VĂN HÓA PHAN CHÂU TRINH (2008-2018)

 

Trải qua 10 mùa giải kể từ mùa giải đầu tiên được diễn ra tại Hà Nội vào năm 2008 đến mùa giải thứ mười một được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2018, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã vinh hạnh trao tổng cộng 55 Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh cho những cá nhân/ tổ chức xuất sắc có những thành tựu và công trình khoa học đặc biệt thuộc các hạng mục trao giải, cụ thể như sau:

-          Giải Tinh hoa Giáo dục Quốc tế: 03 giải

(Lưu ý: từ năm 2010, giải thưởng “Tinh hoa giáo dục quốc tế” chính thức
đượcthay bằng giải thưởng mang tên “Vì Sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục”)

-          Giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục: 14 giải

-          Giải Dịch thuật: 12 giải

-          Giải Nghiên cứu: 13 giải

-          Giải Việt Nam học: 13 giải

Đồng thời, “Dự án Tôn vinh Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại”, do Quỹ Phan Châu Trinh khởi động từ năm 2015, đã chọn ra và tôn vinh được 06 Danh nhân văn hóa đầu tiên.

 

KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG CỦA TỪNG NĂM NHƯ SAU:

Năm 2008

-           Giải Tinh hoa Giáo dục Quốc đã được trao cho Nhà nghiên cứu Triết học BÙI VĂN NAM SƠN với dịch phẩm Phê phán lý tính thuần túy của triết gia Đức Immanuel Kant, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2004.

Năm 2009

-           Giải Tinh hoa giáo dục Quốc tế (2 giải) được trao cho Dịch giả PHẠM ANH TUẤN với bản dịch Dân chủ và giáo dục của John Dewey, và Nhóm dịch giả LÊ HỒNG SÂM, TRẦN QUỐC DƯƠNG với bản dịch Émile hay là về giáo dục của Jean-Jacques Rousseau.

-           Giải Việt Nam học (2 giải) được trao cho Giáo sư DAVID MARR (Australia) và Giáo sư SAKURAI (Nhật Bản).

-           Giải Nghiên cứu được trao cho Học giả NGUYỄN ĐÌNH ĐẦU.

Năm 2010

-           Giải Giáo dục được trao cho Nhà giáo dục HỒ NGỌC ĐẠI.

-           Giải Dịch thuật (2 giải) được trao cho Dịch giả PHẠM VĨNH CƯ với dịch phẩm Siêu lý tình yêucủa triết gia Nga Soloviev, và Dịch giả LÊ ANH MINH với dịch phẩm Lịch sử triết học Trung Hoa của Phùng Hữu Lan.

-           Giải Nghiên cứu được trao cho Nhà nghiên cứu INRASARA PHÚ TRẠM vì các công trình nghiên cứu văn học Chăm.

-           Giải Việt Nam học trao cho Nhà dân tộc học GEORGES CONDOMINAS (Pháp).

Năm 2011

-           Giải Giáo dục được trao cho Giáo sư HOÀNG TỤY.

-           Giải Nghiên cứu được trao cho Nhà nghiên cứu Văn bản học LẠI NGUYÊN ÂN.

-           Giải Dịch thuật (2 giải) được trao cho Dịch giả PHẠM VĂN THIỀU với các dịch phẩm phổ biến kiến thức khoa học và Dịch giả NGUYỄN ĐÔN PHƯỚC với các dịch phẩm phổ biến kiến thức kinh tế học.

-           Giải Việt Nam học (2 giải) được trao cho Giáo sư KEVIN BOWEN (Hoa Kỳ) và Tiến sĩ IVO VASILJEV (Czech). 

Năm 2012

-           Giải Vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục được trao cho Ông NGUYỄN SỰ.

-           Giải Dịch thuật được trao cho Dịch giả NGUYỄN VĂN KHOA, quyển Đối thoại Socratic 1, Plato.

-           Giải Nghiên cứu (2 giải) được trao cho Nhà nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam TRẦN VĂN KHÊ và Nhà nghiên cứu Văn học Hán - Nôm NGUYỄN THẠCH GIANG.

-           Giải Việt Nam học (2 giải) được trao cho Ông ALAIN RUSCIO và Ông POZNER PAVEN VLADIMIROVICH.

 Năm 2013

-           Giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục (2 giải) được trao cho Bà BÙI TRÂN PHƯỢNG, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen và Ông VŨ ĐỨC HIẾU, Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường.

-           Giải Dịch thuật (2 giải) được trao cho Ông CHU TIẾN ÁNH và Ông PHẠM DUY HIỂN (bút danh PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG).

-           Giải Nghiên cứu cho Giáo sư LÊ THÀNH KHÔI, Việt kiều tại Pháp.

-           Giải Việt Nam học cho Giáo sư PHILIPPE LANGLET, nhà sử học.

Năm 2014

-           Giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục (2 giải) được trao cho: Ông THOMAS J. VALLELY, Nhạc sĩ LƯ NHẤT VŨ và Nhà thơ LÊ GIANG.

-           Giải Dịch thuật được trao cho: Giáo sư NGÔ ĐỨC THỌ.

-           Giải Nghiên cứu được trao cho: Nhà nghiên cứu Sử học TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG.

Năm 2015

-           Giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục (2 giải) được trao cho: Nhạc sư NGUYỄN VĨNH BẢO, Nhà giáo PHẠM TOÀN và nhóm CÁNH BUỒM.

-           Giải Dịch thuật được trao cho:Dịch giả NGUYỄN NGHỊ.

-           Giải Nghiên cứu được trao cho Nhà nghiên cứu PHẠM HOÀNG QUÂN.

-           Giải Việt Nam học trao cho: Giáo sư KEITH WELLER TAYLOR.

 

Các vị Danh nhân văn hóa đầu tiên được vinh danh là

“Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại”:

+        Danh nhân văn hóa TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1898)

+        Danh nhân văn hóa PHAN CHÂU TRINH (1872 - 1926)

+        Danh nhân văn hóa PHAN BỘI CHÂU (1867 - 1940)

Năm 2016

-           Giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục (2 giải) được trao cho: Giáo sư TRỊNH XUÂN THUẬN và Giáo sư PIERRE DARRIULAT.

-           Giải Dịch thuật được trao cho: Giáo sư ĐÀO HỮU DŨNG (bút hiệu: Nguyễn Nam Trân).

-           Giải Nghiên cứu được trao cho Nhà nghiên cứu NGUYỄN NGỌC LANH.

-           Giải Việt Nam học trao cho: Giáo sư PETER ZINOMAN.

Vị Danh nhân văn hóa thứ 4 được vinh danhlà

“Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại”:

Danh nhân văn hóa NGUYỄN VĂN VĨNH (1882-1936)

Năm 2017

-           Giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục được trao cho: Giáo sư CAO HUY THUẦN.

-           Giải Dịch thuật được trao cho: Dịch giả NGUYỄN HỒNG NHUNG.

-           Giải Nghiên cứu (2 giải) được trao cho Giáo sư TRỊNH VĂN THẢO và Giáo sư TRẦN ĐÌNH SỬ

-           Giải Việt Nam học trao cho: Giáo sư ALEXANDER WOODSIDE.

Vị Danh nhân văn hóa thứ 5 được vinh danh là

“Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại”:

Danh nhân văn hóa PHAN KHÔI (1887-1959)

Năm 2018

-           Giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục (2 giải) được trao cho: NHÓM DỊCH SÁCH NHẤT NGHỆ TINH và Nhạc sĩ DƯƠNG THỤ

-           Giải Dịch thuật được trao cho: Dịch giả NGUYỄN TÙNG

-           Giải Nghiên cứu (2 giải) được trao cho Nhà nghiên cứu LỮ PHƯƠNG và Nhà nghiên cứu PHAN CẨM THƯỢNG

-           Giải Việt Nam học (2 giải) trao cho: Nhà nghiên cứu DANIEL HÉMERY và Nhà nghiên cứu PIERRE BROCHEUX

Vị Danh nhân văn hóa thứ 6 được vinh danh là

“Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại”:

Danh nhân văn hóa PHẠM QUỲNH (1893-1945)

NHỮNG BÀI VIẾT KHÁC