I) Thông số sách
Tên sách: Sự thống trị của nam giới
Tác giả: Pierre Bourdieu
Dịch giả: Lê Hồng Sâm
Khổ sách: 12x20 cm
Số trang: 252
Giá bìa: 49.000 VND
Loại bìa: Bìa mềm, tay gấp
Tủ sách: Tủ sách Tinh hoa
Năm xuất bản: 2011
II) Giới thiệu sách
Đôi dòng về tác giả:
Pierre Bourdieu (1930-2002) là nhà xã hội học, nhà nhân học và triết học nổi tiếng người Pháp, sinh tại Denguin, thuộc hạt Béarn miền nam nước Pháp, gần rặng núi Pyrénées phía Ðại Tây Dương. Xuất thân từ trường Ecole Normale Supérieure - Cao Ðẳng Sư Phạm của Pháp, thạc sĩ triết học, Pierre Bourdieu được bầu vào giảng đàn Xã hội học tại Collège de France từ năm 1985.
Về tác phẩm:
Sự thống trị của nam giới xuất bản năm 1998. Trong cuốn sách này, Bourdieu đã phân tích các mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tại Kabylie, và tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới và nữ giới ngày nay. Là một trong những cuốn sách ngắn nhất và thú vị nhất của Pierre Bourdie, Sự thống trị của nam giới là sự hòa quyện của khả năng phân tích khoa học và một thứ văn phong cuốn hút, tạo được một sự chú ý đặc biệt đối với giới nghiên cứu xã hội học.
Đôi dòng về dịch giả:
Dịch giả Lê Hồng Sâm sinh năm 1930, từng dạy tại khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp, Chủ nhiệm bộ môn văn học Pháp. Bà đã tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm của Pháp, chẳng hạn như là đồng chủ biên Tuyển văn học Pháp thế kỷ XIX, NXB Thế giới, 1997 (sách song ngữ); chủ biên dịch và giới thiệu Tấn trò đời (Balzac), 16 tập, NXB Thế giới, 1999-1001. Riêng về sách dịch, bà đã dịch và giới thiệu trên dưới 20 tác phẩm văn học Pháp tới bạn đọc Việt Nam, mà gần đây nhất là các cuốn Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa (Đới Tư Kiệt), NXB Văn học, 2003; Nữ hoàng (Sơn Táp), NXB Hội nhà văn, 2007; Bản mệnh của lý thuyết (Antoine Compagnon), NXB Đại học Sư phạm, 2006. Tháng 3/2007, cùng dịch giả Trần Quốc Dương, bà nhận Giải “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” năm 2008 của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh với bản dịch Émile hay là về giáo dục, J.J.Rousseau, NXB Tri thức 2008. Có thể nói, bà đã có nhiều đóng góp nghiêm túc trong việc trao đổi văn hoá giữa hai nước Pháp Việt.
---------------
Mục lục
Tựa
Lời nói đầu
Chương I
MỘT HÌNH ẢNH PHÓNG ĐẠI
Sự kiến tạo của xã hội đối với các thân thể
Hội nhập sự thống trị vào cơ thể
Bạo lực tượng trưng
Phụ nữ trong sự tổ chức và điều hành các tài sản tượng trưng
Khí lực nam nhi và bạo lực
Chương II
HỒI TƯỞNG NHỮNG HẰNG SỐ ẨN GIẤU
Nam tính như là sự cao quý
Thực thể nữ như là thực-thể-được-tri giác
Cách nhìn của phụ nữ về cách nhìn của nam giới
Chương III
NHỮNG ĐIỀU VĨNH CỬU VÀ SỰ ĐỔI THAY
Công việc phi lịch sử hóa mang tính lịch sử
Những yếu tố của thay đổi
Tổ chức và điều hành tài sản tượng trưng và các chiến lược tái sản xuất
Sức mạnh của cấu trúc
Viết thêm về sự thống trị và tình yêu
Kết luận
Phụ lục
_________
Điểm nhấn
“Sự thống trị của nam giới neo chắc vào vô thức của chúng ta đến mức ta không nhận thấy nó nữa và phù hợp với những trông đợi của chúng ta đến mức ta khó mà xét lại nó.
Sự miêu tả dân tộc học về xã hội Kabylie, nơi bảo tồn thực sự vô thức Địa Trung Hải, cung cấp một phương tiện vô cùng hiệu nghiệm để giải trừ những điều dĩ nhiên và để thám hiểm những cấu trúc tượng trưng lấy nam giới làm trung tâm vẫn còn tồn tại trong những người đàn ông và đàn bà ngày nay.
Nhưng sự phát hiện những điều vĩnh cửu buộc phải lật ngược cách đặt vấn đề thông thường: công việc phi lịch sử hóa mang tính lịch sử tiến hành như thế nào? Những cơ chế và thể chế nào, Gia đình, Nhà thờ, Nhà trường, thực hiện công việc tái sản xuất? Có thể vô hiệu hóa chúng hay không để giải phóng những lực lượng của thay đổi mà chúng ta đã ngăn cản được”.
(Trích từ Bìa 4, Sự thống trị của nam giới - Pierre Bourdieu)